Phường Tứ minh có vị trí địa lý quang trọng, nằm ở cửa ô phía tây thành phố Hải Dương; Phía Đông giáp phường Thanh Bình, Tân Bình,; phía Bắc giáp phường Việt hoà, thị trấn Lai Cách; phía Tây xã Cẩm Đoài (Huyện Cẩm giàng); phía Nam giáp phường Thạch Khôi và xã Liên Hồng. Tứ minh có diện tích tích tự nhiên 760.9ha, với 4.616 hộ gia đình và 16.054 nhân khẩu. Căn cứ vào các thư tịch, vùng đất Tứ Minh xưa thuộc huyện Thiện Tài, sau đổi là Đa Cẩm, đến Thời nhà Trần gọi là Cẩm Giàng, lộ Hồng Châu; Thời nhà Lê thuộc phủ Thượng Hồng. Đến đầu thế kỷ 19, xã Tứ minh là Tổng Tứ thông (thuộc huyện Cẩm Giàng, phủ Bình giang, tỉnh Hải Dương). Xà Tứ Minh có 8 thôn gồm; Đỗ xá; Đồng tranh; Lộ cương; Cẩm khê; Thượng Đạt; Xuân Dương; Tứ thông; Nhật tân. Năm 1969 từ yêu cầu phát triển đô thị mở rộng thị xã Hải dương, phường Tứ minh tách khỏi huyện Cẩm giàng và sáp nhập về thị xã Hải Dương. Ngày 19/03/2008, Chính phủ có Quyết định số 30/NQ-TTg về việc thành lập phường Tứ Minh. Đến ngày 26/5/2008, UBND tỉnh Hải Dương ra Quyết định số 1756/QĐ-UBND về việc thành lập 11 khu dân cư gồm ( khu Đỗ xá; khu Đồng tranh; Khu Lộ cương A; khu Lộ Cương B; khu Cẩm khê A; khu Cẩm khê B; khu Thượng đạt; khu Xuân dương; khu Tứ thông; khu Nhật tân; khu Tân minh) thuộc Phường Tứ Minh. Tứ minh là vùng đát địa linh, nhân kiệt nhân dân có truyền thống và tinh thần yêu nước. Trải qua những bước thanh trầm của lịch sử, người dân Tứ minh đã anh dũng, kiên cường đứng lên đánh giặc ngoại xâm giành độc lập và xây dựng quê hương Tứ minh ngày càng giàu đẹp, văn minh. Theo truyền thuyết và hệ thống các bia ký, sắc phong còn lưu giữ lại được trên địa bàn phường còn 10 ngôi chùa thờ phật; 7 ngôi đình thờ các Thành hoàng;
- Đình Đỗ xá nơi thờ Thành Hoàng là Lang Công, người đã có công giúp Vua Triệu Việt Vương đánh thắng quân xâm lược, sau khi ngài hoá đã được nhất phong là “ Uy linh đại vương".
- Đình Cẩm khê, là nơi thờ Thành Hoàng là Đỗ Nhiễm, người có công giúp Quốc công thiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông và được phong là “ Vô nhiễm Thông tuệ Đại Vương".
- Đình Lộ Cương là Thành Hoàng Bùi công Chiêu người làng Lộ cương, xã tiền lệ huyện đa cẩm, phủ Thượng Hồng quận Hải Dương ( Nay là Khu Lộ cương, phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương). Đã có công giúp Vua Trần nhân Tông và tướng soái Hưng đạo Đại vương đánh giặc Nguyên Mông, được phong làm “ Đề sát Sơn Nam" và được vua ban lập làng Lộ cương Được nhân dân phụng thờ mãi mãi.
- Đình Đồng tranh thờ Thành Hoàng Đỗ Công Đàm người làng Tông tranh, xã tiền lệ huyện đa cẩm, phủ thượng hồng quận Hải Dương (Nay là Khu Đồng tranh, phường Tứ Minh thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương).. Đã có công giúp Vua Trần nhân Tông và tướng soái Hưng đạo Đại vương đánh giặc Nguyên Mông. Được phong làm “ Đô đại lực sĩ chưởng lục sự tào liêu tướng quân" và được vua ban lập làng Đồng tranh Được nhân dân phụng thờ mãi mãi./.
- Đình Thượng Đạt tôn thờ Thành Hoàng là Thiện Sĩ Thông Duệ Vương (thường gọi Hoàng Danh Thiện); Ngõ Làng Duệ Chiết Phủ Vận Đại Vương ( tên thường gọi Hoàng Danh Ngọ); Anh Nghĩ Cương Trực Linh Hiển Đại Vương (tên thường gọi Hoàng Danh Anh). Ba ngài có công giúp vua Duệ Vương ( Vua Hùng Vương thứ mười XVIII) đánh giặc Thục năm 334-258 trước công nguyên.
- Đình Dương Quang nơi thờ Thành Hoàng là Nguyễn mạnh Quân, người đã có công giúp nhà Trần đánh thắng quân xâm lược được nhà vua ban vùng đất Dương quang và nhân dân phụ thờ mãi mãi./.
- Đình Tứ thông nơi thờ Thành Hoàng là hai anh, em; Nguyễn Hộ Thành và Nguyễn Trung Lang, người đã có công giúp nhà Lý và nhà Trần đánh thắng quân xâm lược được ban chức tước triều đình và ban cho vùng đất tứ thông và nhân dân phụng thờ mãi mãi ./.
- Đảng bộ phường Tứ Minh được thành lập ngày 15/9/1947 tại chùa Khay xã Thống Nhất (Huyện Gia Lộc) với 4 đảng viên đến nay đảng bộ đã có 567 đảng viên, đã lãnh đạo nhân dân vượt qua bao khó khăn, thử thách luôn hoàn thành nhiệm vụ mà đẳng và nhà nước giao cho xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và văn minh.
- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ tổ quốc có 141 người con của quê hương đã hy sinh được nhà nước suy tôn là liệt sỹ; 61 thương binh; 48 bệnh binh và hàng trăm người được tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến.
- Cùng với truyền thống đấu tranh, lao động cần cù, nhân dân Tứ minh còn có truyến thông hiếu học thời nhà Trần có Lương y Phạm Công Bân người được vua Trần phong làm Thái y chuyên theo dõi sức khoẻ cho triều đình và chữa bệnh cho nhân dân.
- Tiễn sĩ Đỗ Bá Linh ông thi Đỗ đệ tam Giáp đồng tiến sỹ xuất thân khoa thi Tân sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 12 (năm 1481).
- Tiến sĩ Vũ Công Đán Năm ông 31 tuổi đã thi Đỗ đệ Tam Giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa thi năm Canh Thìn niên hiệu Diệu Thành thứ 3, ông làm quan tới chức Giám sát ngự sử.
Tiếp nối truyền thống hiếu học con em người Tứ Minh nhiều người là phó giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng. Tứ minh từng ngày được phát triển từ một phường sản xuất nông nghiệp đời sống khó khăn, đến nay đã được đô thị hoá, tình hình kinh tế - xã hội phát triển có 38% hộ giàu; 52 % hộ khá; 9% hộ trung bình; hộ nghèo còn dưới 1%. Đường làng ngõ xóm được bê tông và trải nhựa, Các thiết chế văn hoá, thể thao được quan tâm 100% khu dân cư có nhà văn hoá và khu vui chơi. Trong phong trào ' Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" hàng năm có 98% hộ dân đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; 10/11 khu dân cư đạt tiêu chuẩn khu dân cư văn hoá. Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia đảm bảo chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Về giáo dục trường trung học cơ sở; trường tiều học; trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia, trên địa bàn có 1 trường Đại học. Từ thực tiễn phong phú trong quá trình phát triển của phường. Trước những thời cơ và vận hội mới, cán bộ, đảng viên và nhân dân Tứ Minh tin tưởng sẽ đoàn kết và quyết tâm phấn đấu giành được nhiều thành tích, tiếp tục xây dựng quê hương Tứ Minh ngày càng giàu, đẹp và văn minh góp phần cùng nhân dân thành phố đưa thành phố Hải Dương trở thành đô thị động lực và phát triển.